Trong quá trình chấp bút tôi có được sự cổ vũ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông đã chỉ cho tôi viết như thế nào để cuốn sách được ra mắt bạn đọc; có được thái độ đúng mực của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu khi tôi đến xin ý kiến; có được sự tiếp sức của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ông đã trực tiếp đọc từng trang văn và viết bài “Cần lấy lại sự công bằng cho Tướng Độ”, đó là những yếu tố quan trọng giúp tôi hoàn thành bản thảo.
Đọc lại những "Giông tố", "Vỡ đê", "Số đỏ", "Làm đĩ" và những truyện ngắn khác của ông, ngẫm thấy người xưa vẫn không hề xưa cũ. Tư duy của ông vẫn rất mới, đáng để cho các nhà văn Việt Nam thời nay soi vào, và ngẫm lại mình chút ít nào chăng?
Nhân hôm nọ đọc ké cuốn sách cũ, thấy có mấy bài thơ hay của Hoàng Cầm hồi những năm 1950s, xin post lại trên Soi, kèm theo vài bức ảnh chụp nhà thơ Hoàng Cầm của Nguyễn Đình Toán.
Cuộc đời và sự nghiệp Nguyên Hồng hấp dẫn nên khi còn học ở năm cuối, tôi đã viết một luận văn khoảng 100 trang về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyên Hồng rồi mạnh dạn nhờ thầy Đặng Thai Mai đọc hộ. Khoảng một tuần sau thầy Mai bảo tôi: "Tôi đã nhờ một người có thẩm quyền nhất đọc cho anh". Tôi không dám hỏi lại và chỉ biết cám ơn thầy. Vài tuần sau tôi nhận được bản luận văn do thầy Mai chuyển lại. Thầy Mai bảo: "Anh Nguyên Hồng đã đọc cho anh, chắc là anh rất vui lòng và yên tâm"...
“Mùa xuân: Tháng hai ngày mười bảy/ vào lúc rạng đông/ bao nhiêu người ngã xuống dòng sông/ máu chảy đỏ thành rạng đông gào thét/ máu chảy đỏ nóng rạng đông báo động!/ cho loài người trên trái đất xanh”. Bài thơ làm ở Cao Bằng năm 1979. Nguy hại thay, kẻ thù đánh chúng ta lúc ấy là “người bạn lớn Trung Quốc”.