PHAN TỨ… KỸ
|
Tôi nói đùa với các bạn: ông Phan Tứ này mà làm thuế vụ thì con buôn chỉ có…chết! Phan Tứ cũng là người đặc biệt sòng phẳng: xin thì cho, vay thì trả. Chúng tôi thỉnh thoảng vẫn mượn tiền Phan Tứ, ông rất sẵn lòng. Nhưng biết tính ông, mượn xong thì phải tìm “nguồn” để trả. Có lần, mấy anh em chúng tôi thử…xin tiền Phan Tứ, xem ông có cho không? Ông vui vẻ cho liền, tuy không nhiều.
|
 |
CÂU ĐỐI CỤ NGUYỄN KHUYẾN TẶNG NHỮNG NGƯỜI MỚI GIÀU
|
Tôi có diễm phúc được một lần về thăm nhà thờ cụ Tam nguyên Yên Đổ Thăm thật lâu và hỏi thật cặn kẽ. Cũng đi dạo quanh hồ ao nơi đã từng in dấu trong thơ cụ. Là một nhà thơ nông thôn trữ tình, đồng thời lại cũng là một nhà thơ trào phúng nổi danh: cười để khóc! Đúng như Chế Lan Viên từng so sánh: "Yên Đổ- tiếng anh khóc, dẫu cười, không thể dấu/ Và Tú Xương cười gằn như mảnh vỡ thủy tinh". Nhân ngày Xuân, xin giới thiệu một bài viết về những câu đối của Cụ vậy (Mai Bá Ấn)
|
 |
ĐỖ CHU… NÓI
|
Đỗ Chu đã nói nhiều đến nỗi nhà văn đàn anh…nổi cáu. Nhưng bình tĩnh mà xét, thì rất nhiều câu nói của Đỗ Chu là có lý. Chỉ có điều, anh nói như bắn tiểu liên cực nhanh, lại nói không rào đón, không che chắn, nên nhiều khi khiến người nghe khó chịu. Vậy mà tính Đỗ Chu lại cực…tào lao. Anh nói đâu bỏ đó, không để bụng.
|
 |
NẰM MƠ PHỎNG VẤN BÙI XUÂN PHÁI
|
Ta đây vẽ cả ngàn tấm tranh, có người đem tranh đến hỏi ta: có phải tranh đó ta vẽ không? Thì ta cũng chịu thôi, không thể nhớ nỗi đâu. Nhưng có điều, thời ta hăng say sáng tác thì vật liệu rất khan hiếm, cũng vì quá nghèo, với lại không gian chật hẹp, bày biện ra chỉ khổ gia đình vợ con thôi. Nên ta chuyên trị các loại tranh nhỏ, hoàn tất nhanh chóng để thỏa mãn cái tật nghiện vẽ của ta thôi.
|
 |
CHUYỆN TU TỪ CỦA XUÂN DIỆU
|
Huy Cận bàn với tôi rồi gửi bài thơ ra Hà Nội cho tờ báo của Tự Lực Văn Đoàn. ít lâu sau báo đăng bài thơ , gửi một tờ vào Huế biếu tôi. Vui sướng quá ! tôi đọc lướt qua bài thơ đã đăng và nói như reo lên với Huy Cận: “ Đăng nguyên văn , Cận xem này !” Huy Cận bạn tôi vốn tính tình cẩn thận ,ngồi bình tĩnh đọc lại bài thơ trên mặt báo rồi phát hiện : “ Có một từ bị sửa đấy Diệu ơi ! Diệu xem đây này…”
|
 |
• Các tin khác:
|