NHÀ VĂN DI LI - ĐA ĐOAN NHÀN HẠ
|
Người đẹp thì nhiều. Người đẹp hát cũng nhiều. Duy người đẹp viết, mà viết cho tử tể hẳn hoi hoặc viết như thể chữ nghĩa văn chương vận vào mình như nghiệp thì hiếm. Di Li, bút danh của nữ nhà văn trẻ Diệu Linh thuộc vào nhóm “của hiếm” này. Và tôi phải vô cùng xin lỗi các nữ nhà văn khác, tôi không hề có ý “chê” các các cô, các chị và… các em không đẹp. Còn muốn khách quan thì nói thế này, Di Li là nữ nhà văn đẹp khá hiếm hoi mà tôi đã tiếp xúc trong đời.
|
 |
TÌNH YÊU ĐÔI LỨA TRONG TRƯỜNG CA VỀ THỜI CHỐNG MỸ
|
Tình yêu đôi lứa luôn là đề tài muôn thuở mà bất kỳ thời gian nào, xã hội nào; từ đông chí tây, từ kim chí cổ đều xuất hiện trong văn học; tuy nhiên, mức độ thể hiện phải phù hợp với hoàn cảnh xã hội mà nó xuất hiện. Thời chống Pháp - nếu các nhà thơ đề cập nhiều đến vấn đề tình yêu trong tác phẩm của mình sẽ là “lạc điệu” với kháng chiến, với dân tộc; bởi trong hoàn cảnh ấy, phải đặt tình yêu tổ quốc lên trên hết. Vì thế, trường ca thời chống Pháp hiếm thấy đề cập đến đề tài tình yêu. Nhưng trường ca thời chống Mỹ thì đã cống hiến cho đời những tác phẩm mô tả hiện thực ác liệt của chiến tranh pha lẫn vị trữ tình của tình yêu đôi lứa khá sắc nét, nhất là ở trường ca ra đời sau 1975 một vài năm.
|
 |
TÌM ĐƯỢC GÌ Ở MÙA MÀNG VĂN HỌC MẤY NĂM QUA?
|
Viết lời tựa cho cuốn sách “Mùa màng văn học mấy năm qua” của Văn Chinh do NXB Hội Nhà Văn vừa ấn hành, nhà lý luận phê bình Vương Trí Nhàn khảng khái cho rằng: “Một số bài phê bình đọc sách của các nhà sáng tác hiện nay mang cái chất vuốt ve mơn trớn nhau, rao hàng hộ nhau, kéo bè kéo cánh gây thanh thế trong giới. Ngửi thấy cái “vị” này trong bài phê bình nào đó trên báo là tôi bỏ liền. Hiểu rằng một người viết loại này càng ngày càng đi vào con đường đã chọn, trông thấy tên họ không bao giờ tôi đọc nữa (cả sáng tác lẫn phê bình). Văn Chinh, theo sự biết của tôi, đến giờ phút này, không ngả sang cái lối làm ăn kiểu đó. Anh viết phê bình theo sự hiểu của mình, điều đó khiến tôi tự nhủ: nếu muốn nghiên cứu tay nghề trình độ cách hiểu về nghề của người viết hiện nay, tôi có thể trở lại với những người như anh mà không sợ giả, nhiễu”
|
 |
NHẬN DIỆN PHÊ BÌNH, LÝ LUẬN VĂN HỌC THẾ KỶ XX
|
Ba chục năm nhìn lại, cả cái ưu trội và cái thiếu hụt của giai đoạn học thuật (1945 - 1975) là những bài học bổ ích cho các thế hệ nhà văn, nhà lý luận, phê bình trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình sang thời kỳ đổi mới, khi đội ngũ lý luận phê bình được dần dần chuyên nghiệp hóa, để góp phần xây dựng một nền văn học Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong một thế giới hòa đồng, hội nhập.
|
 |
TỐ HỮU VÀ NGỌN ĐÈN CÔ ĐƠN ĐÃ TẮT
|
Một lần, tôi gặp ông trong một cuộc hội thảo, ông bảo tôi: “Hôm nào tới nhà mình chơi, mình kể cho ông mấy chuyện hay lắm. ông có khả năng viết tư liệu đấy.” Nhưng cuộc trò chuyện ấy không bao giờ có được. Có thể sau này, khi tôi cũng thành người thiên cổ và gặp ông ở cõi vĩnh hằng thì có thể tôi sẽ được ông kể cho nghe. Nhưng tôi nghĩ trong cõi vĩnh hằng, những chuyện dở, chuyện hay chẳng còn quan trọng gì nữa. Vì nơi ấy, mọi đau khổ đều được chữa chạy, mọi tăm tối đều được chiếu sáng, mọi lầm lỗi đều được tha thứ, mọi sợ hãi đều được che chở, mọi tuyệt vọng đều được cứu vớt... Giờ đây, linh hồn ông đang mỉm cười hay đang suy ngẫm, thở phào nhẹ nhõm hay dằn vặt khổ đau.
|
 |
• Các tin khác:
|