NGÃ DU TỬ - NHỮNG VẦN THƠ 'SẮC SẮC KHÔNG KHÔNG'
|
Bút danh Ngã Du Tử (Họ tên thật Phạm Ngọc Dũ ) cũng đã khá quen với người yêu thơ vì anh in rất nhiều thơ ở nhiều tuyển tập. Cái bút danh đã cho ta thấy một chàng lãng du nhiều mơ mộng. Quê Nghĩa Hành, Quảng Ngãi mà rồi lưu lạc muôn phương. Trải nghiệm đời, trải nghiệm tình để rồi nhớ quê hương quay quắt. Chàng lang thang theo “mây trắng nghìn trùng”, chàng đi và về “vô tư” như “sắc sắc không không”, như “vô ngã” giữa cuộc “vô thường”, “vô minh” mà không lạc lối...
|
 |
THANH THẢO VÀ NHỮNG QUAN NIỆM VỀ THƠ
|
Ngoài sáng tác, hơn mười năm trở lại đây, Thanh Thảo còn xuất hiện với tư cách là một người viết tiểu luận - phê bình được bạn đọc rất chú ý bởi giọng văn sắc sảo với những phát hiện độc đáo, mới mẻ. Nhìn chung, phong cách viết tiểu luận-phê bình của Thanh Thảo khá nhất quán nhằm mục đích tìm ra cái hay cái độc đáo của tác phẩm văn học mà không ồn ào tranh luận, không nặng nề về lý thuyết nhưng có độ bền về tính triết lý.
|
 |
TẾ HANH - 'CÁNH BUỒM VÔI' ĐI QUA THẾ KỶ
|
Cùng với những bài thơ hay viết về quê hương, đất nước, Tế Hanh còn viết nhiều về tình yêu. Thơ tình của Tế Hanh không có nét rạo rực, cháy bỏng, lãng mạn bay bổng như thơ Xuân Diệu, cũng không dằn vặt khổ đau như thơ của Vũ Hoàng Chương.
|
 |
ĐỌC LẠI TỐ HỮU
|
Nhiều thập niên trong thế kỷ trước, ở ta, nói đến thơ là nói đến Tố Hữu, thậm chí, chỉ với Tố Hữu là đủ. Rất nhiều cuộc thi tốt nghiệp phổ thông lấy thơ Tố Hữu làm đề bài. Nhiều luận án đại học, sau đại học lấy thơ Tố Hữu làm nội dung. Nhiều chuyên luận về Tố Hữu được xuất bản. Những việc ấy hợp lí vì Tố Hữu là nhà thơ tài năng. Nhưng cũng có gì thái quá. Thái quá nên làm mờ cả tính khoa học và sức thuyết phục trong những biểu dương thơ Tố Hữu. Ấy vậy mà trong hơn một thập niên vừa qua, thì thơ Tố Hữu bỗng nhiến vắng hẳn trong dư luận văn chương. Các thầy ở trường đại học cho biết số khóa luận chọn Thơ Tố Hữu làm đề tài trở nên hiếm hoi. Đây là kết quả của thay đổi nhận thức xã hội, của chuyển biến thẩm mỹ hay chỉ là biểu hiện của thời thượng, của sự mất thăng bằng tâm trí? Tố Hữu tạ thế đã tám năm. Di sản ông để lại đã định hình trong kho tàng văn chương nước nhà. Hôm nay chúng ta, ít nhiều, đã có đủ độ lùi thời gian để bao quát khối di sản văn chương đó. Chúng tôi xin được đọc ông như đọc Tản Đà, đọc Tú Xương, Nguyễn Khuyến, đọc Lê Thánh Tôn, đọc Mãn Giác thiền sư. Thành kính, trân trọng và công bằng, khoa học.
|
 |
TÔI VIẾT BÀI THƠ 'EM ƠI! HÀ NỘI PHỐ'
|
Tháng chạp năm 1972, khi B-52 của Mỹ bắn phá thủ đô với lời hăm he “đưa Hà Nội trở lại thời kỳ đồ đá!”, tôi khởi viết những câu đầu tiên: Em ơi, Hà Nội phố... Ta còn em, mùi hoàng lan, ta còn em mùi hoa sữa... Điệp từ Ta còn em, ta còn em... được lặp lại trong từng đoạn của bài thơ. Có người nghĩ điệp từ này có ý nghĩa thách thức với lời hăm dọa của ông Nixon. Tôi không có ý đó, chỉ thấy lòng mình chùng xuống vì âu lo trước cảnh tượng đất đai Hà Nội bị bom đạn cày xới và máu người Hà Nội đổ trên phố phường nên đọc một câu “niệm chú” để tự trấn an. Ta còn em... là còn những hoài niệm yêu thương của tôi về Hà Nội mà đôi lần khi trong trạng thái cần nương tựa, an ủi, tôi lại tìm về. Nhưng “Em ơi, Hà Nội phố” không phải là một lời thủ thỉ tự tình, đó là một tiếng kêu thương tha thiết... Tháng chạp bi tráng năm ấy, những sự việc hằng ngày đã khắc ghi những đường rãnh trong ký ức, giữ lại cho con người một nỗi nhớ xót xa, sâu đậm. Chỉ một đêm xuống phố Khâm Thiên sau trận bom, nghe tiếng than khóc của dân phố, nhìn những vành khăn tang trắng xóa trong đêm và ngửi mùi hương cúng đã hình thành ngay hoài niệm để một đời không thể nào quên (LTN).
|
 |
• Các tin khác:
|