OLGA BERGGOLTZ - NHÀ THƠ CỦA NIỀM CÔ ĐƠN KIÊU HÃNH
|
Ấn tượng tình cảm của thơ Berggoltz ở nước ta mạnh đến nỗi những bài thơ dịch của bà chỉ mới được in rải rác, vậy mà được nhớ, được nhắc đến trong nhiều trường hợp và xui nên một nỗi đợi chờ thơ bà được dịch ra tiếng Việt in hẳn một tập để đọc cho thỏa lòng yêu mến và đồng cảm, để được sống trọn vẹn trong thế giới con người và thơ ca của bà.
|
 |
MỐI THÙ VĂN HỌC 30 NĂM
|
|
Gabriel Garcia Marquez (Columbia) sinh 1927, giải Nobel văn học năm 1982. Mario Vargas Llosa (Peru) sinh 1936, giải Nobel văn học năm 2010. Đây là hai vị khổng lồ của tiểu thuyết hiện đại, của văn học Mỹ Latin, từng là bạn thân của nhau, thân đến mức Garcia Marquez nhận làm cha đỡ đầu cho con trai Gabriel của Vargas Llosa. Nhưng họ đã im tiếng với nhau kể từ cái ngày nhà văn Peru tung ra cú đấm tay phải vào mắt trái của nhà văn Columbia ba chục năm trước. Nguyên nhân là do đâu? Xin mời bạn đọc theo dõi sự tìm hiểu và tổng hợp của nhà báo Anh Paul Vallery.
|
|
 |
NHỮNG NGÔI SAO HÌNH QUANG GÁNH
|
Lâu nay người ta quá quen với các loại sao dành cho người nổi trội ở một lĩnh vực nào đó. Thời vua Lê Thánh Tông gọi 28 vị văn tài trong Hội Tao Đàn là 28 vì tinh tú. Thời chống Mỹ những anh hùng dũng sĩ đánh giặc cũng được gọi là những ngôi sao của mặt trận. Thời nay thì loạn sao, sao ca nhạc, sao bóng đá... Vậy mà nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai lại phát hiện ra một loại sao mới, hình quang gánh. Nguyễn Phan Quế Mai là một trong tám gương mặt thơ trẻ đã in chung tập Thơ trẻ 360 độ. Trong số họ đã có người có thành tựu: Nguyễn Anh Vũ và Thụy Anh đoạt giải cuộc thi truyện ngắn Văn nghệ Quân đội 2008 - 2009. Năm 2010 Nguyễn Phan Quế Mai được Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội với tập thơ Cởi gió, rồi lại nhận giải nhất cuộc thi Thơ về Hà Nội 2008 - 2010, trong đó có bài thơ Những ngôi sao hình quang gánh.
|
 |
MỘT QUAN NIỆM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC DƯỚI ÁNH SÁNG MỚI CỦA KHOA HỌC NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
|
Về sau này, trong quá trình nghiên cứu văn học có rất nhiều nhà nghiên cứu đã cất công đi tìm cho mình một định nghĩa, kết quả là khoảng hơn hai trăm định nghĩa về tác phẩm văn học ra đời nhưng xem ra chưa có một định nghĩa nào thực sự toàn diện và thỏa đáng nhất. Bản thân người viết bài này cũng không có khả năng tìm kiếm và xem xét xem trong số hơn hai trăm định nghĩa ấy cái nào là đúng đắn nhất và thỏa đáng nhất mà căn cứ vào những quan niệm như đã trình bày ở trên thì tác phẩm văn học là: “sự quyện se giữa các yếu tố thực tại tự nhiên, thực tại xã hội cùng với sự rung cảm của tâm hồn nhà văn và tài năng, tâm huyết của họ.”
|
 |
PHÊ BÌNH VĂN HỌC - TỨ BỀ THỌ ĐỊCH
|
Ở xứ ta, có lẽ bước vào Làng văn với tư cách là nhà phê bình văn học tài hoa chỉ có một Hoài Thanh với Thi nhân Việt Nam. Và có lẽ cũng chỉ có cuốn Thi nhân Việt Nam ấy là đứng sừng sững như Tháp Chàm (so sánh khập khiễng chăng?) trước bao biến thiên của lịch sử văn học! Ấy thế mà, Thi nhân Việt Nam đã từng bị chính tác giả của nó chối bỏ! Thật khó mà tin được những dòng này viết về Thi nhân Việt Nam là của Hoài Thanh: “…Cho nên sai lầm không chỉ ở chỗ đề cao quá đáng nhà thơ này hay nhà thơ kia. Có thể nói, toàn bộ sự đánh giá ở đây là sai, vì sai từ gốc sai đi. Ngay những đoạn có vẻ đúng, thực ra vẫn là sai và sai về căn bản”
|
 |
• Các tin khác:
|