THƠ, NHỮNG ĐỤN CÁT BIẾN HÌNH
|
Nhưng chắc chắn một đặc điểm nổi bật từ khu vực thơ trong quãng thời gian đó là sự thành tạo một tâm lý tiền lệ khác: đã là thơ bây giờ thì phải “hiện đại”, phải “có đổi mới”, hoặc có thể mang những yếu tố gì “hậu hiện đại”. Hầu như đồng thời và nhiều khi thâm nhập lẫn nhau trong những biểu hiện đương đại đó là việc lấy cảm hứng từ các biểu tượng văn hoá tâm linh và dân tộc tính - từ Phật giáo, đặc biệt mang phong vị “ theo Thiền”, một vài giọng điệu phiếm thần với “ chúa” hay “đấng” không xác định, cho đến các biểu tượng văn hoá tín ngưỡng dân gian.
|
 |
NGUYỄN KHOA ĐIỀM VÀ CHUYẾN NGƯỢC DÒNG VỀ “CÕI LẶNG”
|
Mỗi bài thơ là một trải nghiệm. 56 bài thơ trong “Cõi lặng” là 56 nỗi niềm. Những nỗi niềm ấy gom lại kết nên một hồn thơ ưu tư, trăn trở. Sự trăn trở ấy cuồn cuộn khi đón nhận hạnh phúc ngay chính cuộc đời trụi trần này. Nó đã làm nên linh hồn, sức nặng của tập thơ: “Tôi đi mãi vào sớm xuân/ Làm một người trắng nợ/ Thong dong mà mới mẻ/ Cầm tay và giã từ...”
|
 |
GIÁ TRỊ CỦA BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH TRONG CA KHÚC VỀ TÌNH YÊU CỦA TRỊNH CÔNG SƠN
|
Nhìn ở góc độ văn hóa, Trịnh Công Sơn thực chất là một nhà nhân văn lớn của nước Việt. Nếu không bằng con đường âm nhạc, có lẽ ông cũng phải có một cách nào khác để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Là nhà văn, nhà thơ, hay là nhà yêu nước, nhà chính trị, xã hội,...ở vai trò nào, con người ấy phải là một anh hùng, một vĩ nhân. Nhìn ở góc độ ngôn ngữ, ông là một người có công trong việc làm giàu ngôn ngữ Việt. Trịnh Công Sơn đã rất thành công trong việc sử dụng thủ pháp tu từ so sánh ở các tình khúc của mình. Điều đó cho ta thấy một nhạc sĩ giàu có về vốn từ, biết làm mới ngôn ngữ Việt bằng cách thổi vào đó những cảm xúc chân thành, mãnh liệt của mình và của nhân loại.
|
 |
ĐẶC ĐIỂM CỦA BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH TRONG CA KHÚC VỀ TÌNH YÊU CỦA TRỊNH CÔNG SƠN
|
Dù có là biện pháp tu từ so sánh hay là biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa đi chăng nữa thì tất cả không ngoài việc khẳng định nỗi buồn đau của Trịnh Công Sơn trong tình yêu. Cứ phải so sánh tình yêu với cái này hay cái khác: Tình yêu như biển/ Tình yêu như vô tận… gợi cái khoảng cách xa xăm, vô định như chẳng bao giờ với tới được. Đó chính là nỗi buồn muôn thủa của Trịnh Công Sơn mà ở ca khúc nào cũng phảng phất niềm đau đó.
|
 |
SƯƠNG NGUYỆT MINH - BÍ MẬT ĐỂ ĐỜI CỦA MỘT NHÀ VĂN
|
Nhắc đến Sương Nguyệt Minh, nhiều người biết đó là một ông nhà văn mang trong mình 4 mối “hận” lớn, đó là: Chưa một lần được dự Hội nghị nhà văn trẻ toàn quốc, chưa được học Trường Viết văn Nguyễn Du, chưa in được truyện ngắn (vừa qua Tuanvietnam đăng lại bài viết này nhưng đã không chính xác khi đánh máy thành: "chưa in được tập truyện ngắn") trên báo Nhân Dân và chưa biết… làm thơ!”. Nhưng ít người biết cuộc đời ông nhà văn tác giả của những tập truyện ngắn Người ở bến sông Châu, Đi qua đồng chiều, Chợ tình, Dị hương… này còn có những câu chuyện… kì dị.
|
 |
• Các tin khác:
|