SỐ PHẬN LỊCH SỬ CỦA NỀN LÝ LUẬN VH XÔ VIẾT CHÍNH THỐNG
|
Nếu có chút hiểu biết về Liên Xô ta sẽ thấy, nói như thế là không thực sự cầu thị. Bởi vì nền lí luận văn học của Liên Xô chưa bao giờ là hiện tượng thuần nhất. Ở Liên Xô, giai đoạn nào cũng vậy, bên cạnh hệ thống lí luận văn học chính thống, còn có rất nhiều hệ thống lí thuyết phi chính thống. Mà những thứ phi chính thống này đều là “vàng mười”, chứ nào có phải là “thau” đâu!
|
 |
MÙA XUÂN CHÍN – MỘT NỐT THĂNG TRONG BẢN NHẠC LÒNG THI SĨ
|
Sinh năm 1984, là giáo viên văn THPT ở tận vùng Đồng Tháp, cô giáo Cẩm Nhung đang vươn lên bằng chính năng lực của mình qua những cảm nhận văn chương. Hiện cô đang là học viên Cao học của Đại học Huế. "Mùa xuân chín" qua cảm nhận của Nhung ta nhận ra những nét mới mẻ trong phép đối sánh liên tục. Viết tiểu luận mà giữ được cảm xúc và thể hiện bằng giọng văn tươi tắn của một ngòi bút trẻ là điều đáng quý ở Nhung. Bichkhe.org xin giới thiệu bài viết này cùng bạn đọc trong và ngoài nước (Mai Bá Ấn).
|
 |
VĂN CHƯƠNG MẤT MÙA HAY NIỀM TIN ĐỔ VỠ?
|
Văn trẻ hôm nay tuy cũng có những cái để đọc, những điều để nghĩ, nhưng có lẽ người ta chỉ nghĩ đến khía cạnh quẫy đạp về suy tư, phóng túng quá mức, theo kiểu bặm trợn, huỵch toẹt trong ngôn ngữ và cách diễn đạt. Nhìn từ một khía cạnh nào đó, không ít người cho rằng văn trẻ đang cố gắng thể hiện mình như là đối trọng của giai đoạn văn chương trước đó, chứ ít ai nghĩ đến các giá trị thực của bản thân văn chương thế hệ 8x - 9x. Cùng lắm văn trẻ trong quãng 10 năm trở lại đây chỉ là sự trưng diện một tấm áo mới, còn hồn cốt của người mặc áo chưa có đổi thay là bao. Họ chưa hề có gì đáng để công chúng cần phải suy tư về giá trị thực của cuộc sống và con người. Một số người có ý định bứt phá nhưng xem ra bút lực hãy còn non nớt nên chỉ có thể sản sinh ra những bán thành phẩm văn chương, thậm chí là sinh ra những quái thai văn chương mà không ít người ngộ nhận rằng đấy là những tác phẩm văn chương đích thực, có giá trị. Một trong những quái thai văn chương ấy là những cuốn sách mà các cụ nhà ta ngày xưa gọi là "dâm thư" được sản xuất vô tội vạ.
|
 |
BÁO ĐỘNG VỀ ĐẠI DỊCH THƠ: GÌ MÀ PHẢI UM SÙM LÊN THẾ?
|
“Bây giờ có vị trong túi lúc nào cũng chất năm bẩy thẻ hội viên các hội, văn thơ nhạc họa sân khấu, thậm chí cả Hội văn nghệ dân gian, hội cây cảnh cũng có tên luôn. Di dỉ dì di cái gì cũng có, nhưng rốt cuộc là thế nào? Chả thế nào cả. Chả sao cả. Nghệ thuật có người bảo tôi làm chơi, lại có người bảo phải "múc óc" , "moi tim” ra để trên bàn viết mới có. Cũng chả sao cả. Cái gì hay thì chả ai cấm được mà cái gì dở thì...tự nó biến.”
|
 |
'NHỚ ĐẾN MỘT NGƯỜI: NGUYỄN HIẾN LÊ
|
Rất nhiều người Việt Nam, dù ở nơi đâu, trong những ngày này, đều hướng lòng mình về Hà Nội. Với bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, nhớ tới mảnh đất ngàn năm văn hiến "phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu" là ông lại nhớ đến một người. Người ấy khá đặc biệt đối với riêng ông và cũng không xa lạ với mọi người, đó là học giả nổi tiếng Nguyễn Hiến Lê. Qua những câu chuyện kể, những bức thư trao đổi giữa vị học giả này và tác giả- được sắp xếp một cách khéo léo- người đọc nhận ra ẩn sau những con chữ ấy là nỗi lòng của một người con Hà Nội, dù phải cách xa mảnh đất thiêng liêng ấy suốt nửa thế kỷ, nhưng lòng vẫn canh cánh khôn nguôi...
|
 |
• Các tin khác:
|