'THƠ ĐƯƠNG ĐẠI CHƯA CÓ THÀNH TỰU'
|
"Trên thực tế, thơ trẻ được quảng bá khá rầm rộ, họ cũng có hẳn một tờ Văn nghệ trẻ để giới thiệu những gương mặt mới, nhưng gần như đều chìm vào quên lãng. Tôi đọc rất nhiều, mỗi năm phần vì công việc bên hội đồng thơ, phần vì quan hệ cá nhân, tôi đựơc đọc hàng trăm tập thơ mới. Nhưng thực sự để gây chú ý thì không có nhiều", nhà thơ Vũ Quần Phương bày tỏ.
|
 |
XUÂN SÁCH VÀ TẬP THƠ CHÂN DUNG NHÀ VĂN (Bài 2)
|
Ở bài trước, tôi đã nói về sự hình thành cũng như sự ra đời của tập thơ “Chân dung Nhà văn” của Xuân Sách và sự giải mã chân dung của bốn nhà văn, nhà thơ là Hồ Phương, Võ Huy Tâm, Chính Hữu, Tố Hữu. Ở bài viết thứ hai này, ta sẽ xem Xuân Sách đã “giải mã chân dung” các nhà văn Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Phù Thăng. Chân dung các nhà văn này rất đặc biệt bởi đó là những nhà văn “chung một chiến hào” với Xuân Sách khi họ có nhiều năm tháng cùng sống và viết ở Tạp chí Văn nghệ quân đội, trong căn nhà số 4 Lý Nam Đế, Hà Nội. Điều đặc biệt nữa là Nguyên Ngọc và Nguyễn Minh Châu gần như là “Tâm điểm” của thời kỳ đầu phong trào “Cởi trói” và “Đổi mới” trong văn học. Các nhà văn của chúng ta đã “Đổi mới” như thế nào và kết quả đến đâu? Đó là điều tác giả Hồi ký Giải mã chân dung muốn nói với bạn đọc…
|
 |
HOÀNG ĐĂNG KHOA - 'NHƯ LONG LANH SƯƠNG SỚM'
|
Thơ khởi nguyên từ tâm. Nói như André Chénier: “Nghệ thuật chỉ làm được những câu thơ khéo léo. Trái tim mới làm nên thi sĩ”. Thơ Hoàng Đăng Khoa hướng nội. Tâm-thơ anh là những cuộc ngụp nhào miền kí ức. Kí ức dội tâm-thơ nổi sóng. Sóng từ Kiếp lá huyễn hoặc nối mạch đến những bài thơ khác.
|
 |
4 LOẠI NHÂN VẬT ĐI QUA MỌI THỜI ĐẠI
|
Nhà nghiên cứu văn hóa Hữu Ngọc phát hiện: “Cả hai nhà văn đều dùng vũ khí trào phúng, châm biếm những kẻ xấu xa, bỉ ổi, ngu đần. Vũ Trọng Phụng viết tiểu thuyết, còn La Bruyère phác thảo những bức tiểu họa. La Bruyère miêu tả xã hội Pháp: "Đâu đâu cũng là khoe khoang, dối trá, tham vọng cực kỳ, khinh bỉ giá trị thật, danh dự và đạo đức. Thèm khát vàng, thứ uy quyền mới, tàn bạo và gây tai họa, gậm nhấm toàn bộ xã hội, đe dọa cơ sở xã hội... những bọn mới phất, vô lương tâm, thiếu giáo dục, nhân dân bị bóc lột dã man". Ông phác họa những người Pháp thời ông, qua đó ông có ý thức phác họa con người ở mọi thời đại ((P.G. Cartex và P.Surer). Một tư tưởng chủ đạo của văn học cổ điển là bản chất con người mọi thời đại đều giống nhau, vì những tình cảm yêu, ghét, tham lam, tức giận, vui mừng buồn tủi... ở đâu cũng thế, chỉ khác ở cách thể hiện. Phải chăng vì thế, chân dung các nhân vật của La Bruyère thật giống nhân vật của Vũ Trọng Phụng, giống cả những người Việt hiện đang sống quanh ta”
|
 |
MARIO VARGAS LLOSA: PARI - NƠI TÔI TRỞ THÀNH NHÀ VĂN
|
Trong một nghiệp bút, hình như có tính quyết định bởi những cú sốc. Hoặc là cú sốc ái tình, hoặc là cú sốc chính trị, hoặc là sự thăng hoa của một miền ký ức ở tuổi hoa niên. Tiểu thuyết gia, chính trị gia Peru: Mario Vargas Llosa- người vừa được vinh danh giải Nobel văn học, dường như đã “chịu” cả ba cú sốc nói trên. Ngoài cuộc hôn nhân với “bà dì” hơn mình mười lăm tuổi, mà báo giới cho là vô đạo, vụ thất bại tranh cử tổng thống hồi năm 1990, mà kết cục là phải sang lánh nạn chính trị ở Tây Ban Nha, thì Paris - kinh đô nghệ thuật và trí tuệ đã đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của con người đặc biệt này.
|
 |
• Các tin khác:
|