NGUYỄN HUY TƯỞNG VÀ NGUYÊN MẪU CÁC NHÂN VẬT LỊCH SỬ
|
Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng chuyên khai thác đề tài lịch sử, nhân vật của ông trước hết là những nhân vật lịch sử, những con người được biết là đã tồn tại bằng xương bằng thịt, nhưng cũng có cả những nhân vật hoàn toàn do tác giả hư cấu nên, để phục vụ cho chủ đề của tác phẩm. Nhưng ngay cả các nhân vật “có thật” thì cũng có rất ít sở cứ để tác giả dựa vào, vì việc chép sử ở ta thường là khá sơ sài, ít khi đi vào chi tiết về ngoại hình, hành tung hay tính cách của nhân vật lịch sử.
|
 |
VẾT CỦA NHỮNG VIÊN NGỌC
|
Có thể nói với riêng nền văn học cổ điên Việt Nam, Truyện Kiều là tác phẩm duy nhất được nghiên cứu một cách toàn diện sâu sắc trên nhiều bình diện. Tuy nhiên cho đến nay Truyện Kiều vẫn còn một trường lực hấp dẫn người nghiên cứu minh chứng cho giá trị vững bền của tác phẩm trước thời gian. Thế nhưng có thật Truyện Kiều hoàn toàn không có tì vết?
|
 |
VŨ TRỌNG PHỤNG VÀ VỤ ÁN VĂN CHƯƠNG
|
Sau khi tờ Ngọ báo xuất hiện truyện ngắn dài 3 kỳ "Thủ đoạn" của Vũ Trọng Phụng, bỗng một hôm, Vũ Trọng Phụng nhận được trát tòa đòi, truy tố về tội “chửi phong hóa”.
|
 |
TRẦN HOÀI DƯƠNG - THIÊN CỔ TÍCH HIỆN ĐẠI
|
Nhà văn – nhà giáo Trần Đồng Minh nhận định: “Trần Hoài Dương yêu hoa lá đắm đuối đến kì lạ. Anh đã nhiều lần ngây người ngắm lá cây bồ đề. Đi với tôi trên đường Hà Nội qua dẫy phố có hàng cây bồ đề xôn xao lá gió, anh dừng lại bảo tôi rằng cuống lá bồ đề dài và thanh nên cứ gió thổi qua là rung lên như những quả chuông nhỏ. Quả là một nhận xét tinh tế, thú vị. Khi sống ở thành phố lớn phương Nam, anh lại mách với tôi rằng anh đã biết con đường, góc đường nào ở đây cũng có cây hoa sữa; thí dụ ở góc đường Nguyễn Thị Minh Khai cắt Nam Kỳ Khởi Nghĩa có cây hoa sữa cao, lá dày, tỏa tròn, xen kẽ những chùm hoa trắng xanh, đẹp lắm. Về sau anh lại đem một cây sấu nhỏ từ đất Bắc vào trồng tại vườn nhà anh ở Gò Vấp, và nâng niu, chăm bón cực kì cẩn thận. Khi người ta chặt mất cây hoa công chúa- anh gọi tên như thế- nở nhiều chùm hoa vàng tươi rất đẹp trong sân một nhà xuất bản, anh cứ ngẩn ngơ tiếc hoài”
|
 |
HAI HÌNH THÁI MỸ CẢM TRONG 'MÊ HỒN CA' CỦA ĐINH HÙNG
|
Trong thơ Đinh Hùng hiện hữu hai dòng thi cảm: phương Đông và phương Tây. So với các đại diện của thơ mới (1932-1945), Đinh Hùng có tác phẩm xuất bản muộn hơn, khi các tên tuổi khác như Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê đã có được những thành tựu nhất định trên con đường thi ca (Mê hồn ca hoàn thành bản thảo năm 1943).
|
 |
• Các tin khác:
|