CHỖ ĐỨNG CỦA NGƯỜI CẦM BÚT HÔM NAY
|
Các nhà lý luận phê bình của chúng ta ngoài hoạt động chuyên môn học thuật nên là con người sống trọn vẹn với thời của mình, hơn thế nữa, cần phải “canh cánh nỗi lo toan” cho số phận nền văn học của mình, nhân dân và dân tộc mình. Với nhiều người giờ đây đó không chỉ là những câu khẩu hiệu sáo mòn, mất hết sinh khí ngữ nghĩa, mà là những tâm sự chân thành, trải nghiệm và khắc khoải. Bài viết của dịch giả nổi tiếng, TSKH Phan Hồng Giang sau đây có thể coi là một minh chứng, ông nói với các nhà văn, cũng là với tất cả chúng ta. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
|
 |
HÀNH TRÌNH THƠ HOÀNG TRẦN CƯƠNG
|
Ngay từ năm 1972, Hoàng Trần Cương đã nhận được giải thưởng cao của Tạp chí Văn nghệ Quân đội, không phải tác phẩm thơ mà là văn xuôi: Ký sự Hạnh phúc hôm nay(in năm 1971). Cùng năm ấy, Nhà xuất bản Lao động xuất bản tập truyện ngắn Dư âm (in năm 1976) của Hoàng Trần Cương. Văn xuôi của Hoàng Trần Cương hồi chiến tranh nhiều chi tiết chắt lọc, lạ lẫm, được thốt lên từ một giọng khá điềm tĩnh chứ không hồi hộp quá như thơ anh sau này.
|
 |
CHU HOẠCH - NHỮNG CÂU THƠ QUÀNG ÁO MƯA ĐI PHỐ
|
Như một cách chia sẻ với tài hoa hẩm hiu, năm 2003, NXB Văn Học in tập Thơ Chu Hoạch, nhận được khá nhiều sự tán thưởng của đồng nghiệp văn giới. Tập thơ này vẫn được Chu Hoạch gọi là tập Trắng. Vì sao Trắng? Vì sao chữ Em trong mỗi bài luôn viết hoa trang trọng? Phải chăng vì “giờ đây vừa vẽ những mặt người, mắt tôi vừa không ngừng rơi lệ” hay vì “nghe ngày trôi trong nếp áo phập phồng” ? Muốn hiểu Chu Hoạch, cách đơn giản nhất mà cũng thú vị nhất, là bình tâm đọc thơ Chu Hoạch, những câu thơ còn ở lại cõi dân gian bịn rịn thay cho một kiếp người đã vẫy tay vào cõi mù khơi…
|
 |
BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA PHONG TRÀO NHÂN VĂN – GIAI PHẨM
|
(Lý luận văn học): Trong việc mô tả lịch sử văn học theo quan điểm chính thống hiện nay, vấn đề Nhân văn – Giai phẩm không phải là đề tài “cấm” nhưng vẫn “kỵ”, một ám ảnh vô lý, vì hầu hết các nhà văn trong phong trào đó đã được khôi phục, nhiều người được nhận, (truy nhận) Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, một số được giải Hồ Chí Minh. Hiện thời, những công trình quy mô và chuyên sâu về đề tài này lại thuộc về các nhà nghiên cứu nước ngoài. Các tác giả nước ngoài có nhiều thế mạnh, nhưng dù sao vẫn thiếu sự hiểu biết của “người trong cuộc”, nhất là đối với một sự kiện cách nay hơn nửa thế kỷ trong không gian văn hóa Việt Nam vốn nhiều “tuế toái”. Vừa rồi học giả Mỹ – Peter Zinoman, Giáo sư Khoa lịch sử ở Đại học Berkeley – có cho xuất bản một cuốn sách về phong trào NVGP, nhân để trao đổi với nhà nghiên cứu Mỹ tác giả Trương Quang Đệ trong nước có công bố bài viết dưới đây. Thấy trong bài có một số ý kiến gợi mở hợp lý, chúng tôi cho đăng lại để các nhà nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam cùng suy ngẫm (có cắt bỏ một số đoạn khó kiểm chứng).
|
 |
CHU HOẠCH - MỘT THÂN, MỘT PHẬN NHƯ TÔI BIẾT
|
Ngày 24 tháng 9 năm 2007, tờ An Ninh Thế Giới cuối tháng (số 74) phát hành buổi sáng có bài “Họa sĩ Chu Hoạch một thân, phận như tôi biết” của Nguyễn Viết Bình, thì buổi chiều Chu Hoạch bị ngã tại nhà trọ và đến đêm thì rơi vào hôn mê sâu. Nhà thơ – họa sĩ Chu Hoạch đã không tỉnh lại nữa cho tới 10 ngày sau (24/8 âm lịch) thì anh mất ở Bệnh viện quân đội 354. Nhân ngày giỗ nhà thơ – họa sĩ Chu Hoạch, lethieunhon.com xin giới thiệu lại bài báo run rủi như một điếu văn ngày ấy, và bốn bài thơ của Chu Hoạch do nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc ghi lại theo trí nhớ, để công chúng hiếu thêm một con người tài hoa lận đận “tôi công nhận, em hoàn toàn có lý. Thơ chửa bao giờ có thể nuôi ai. Xưa đã thế và nay vẫn thế. Cơm mới cần cho hai bữa mỗi ngày"
|
 |
• Các tin khác:
|